Khi tham gia vào 1 tổ chức hay doanh nghiệp nào đó, cũng như 1 trò chơi, bạn phải tìm hiểu và chấp nhận luật của trò chơi đó, nếu phù hợp thì cùng tiếp tục, nếu không bất cứ ai cũng có thể vui vẻ rời đi. Thế nên, bài viết này sẽ giúp các ứng viên hoặc nhân viên trong quá trình 2 tháng thử việc, hiểu rõ về toàn bộ hình thức trả lương 3P, các tiêu chí KPIs cho từng phòng ban và công cụ đánh giá 360 công tâm tại Brandsketer. Từ đó các bạn có 1 góc nhìn tổng quan, chi tiết, rõ ràng về các quyền lợi của mình, an tâm để tham gia vào môi trường này cũng như quyết định đồng hành dài lâu.
Tại Brandsketer, chia lương của người lao động qua 3 phần theo đúng công thức lương 3P ở mọi doanh nghiệp lớn khác như thường lệ (Xem hình phía trên hoặc đi kèm) bao gồm :
Thông thường mức P1 sẽ được trả bằng mức cơ sở thấp nhất mà Luật Lao động yêu cầu chẳng hạn như 4.960.000 đ hoặc 5.100.000 đ (Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP hoặc mới nhất sẽ được cập nhật sau này). Sau 2 tháng thử việc hoặc khi ký hợp đồng lao động chính thức, người lao động sẽ được đóng BHXH trên mức P1 này, khi này người lao động sẽ đóng 10,5%, công ty đóng 21,5% mức P1.
Ví dụ : Tại Brandsketer mức P1 của hầu hết nhân viên là 5.000.000 đ, như vậy BHXH của người lao động phải đóng là 10,5% là 525.000 đ, số tiền này sẽ được khấu trừ trực tiếp trên tổng lương người lao động được nhận. Còn lại công ty phải tự trích thêm 21,5% tương đương 1.075.000 đ để nộp cho nhà nước.
Đây là mức mà người lao động có thể dựa trên kết quả làm việc của mình trước đó để thương lượng, đàm phán với cấp trên cho phép tăng lương. Mức này mỗi người một khác nhau, tuỳ theo kinh nghiệm, năng lực và vị trí công việc đặc thù riêng, nên về cơ bản không ai giống ai.
Riêng phần lương P3 sẽ quyết định thu nhập của bạn có được như mong muốn của bản thân, ta hoàn toàn có thể hiểu rằng "Kết quả công việc của người lao động tới đâu, nhìn vô mức P3 sẽ ngay lập tức rõ ràng". Theo sơ đồ phía trên, P3 của Brandsketer được cơ cấu thành 3 phần :
- Khía cạnh khách hàng : Là tất cả các yếu tố liên quan trực tiếp đến chất lượng dự án/dịch vụ mà khách hàng đang trả tiền cho ta để ta hoàn thành nó theo đúng yêu cầu của họ, phần này mỗi bộ phận có các tiêu chí đánh giá hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên trọng số 50% là ngang nhau ở mọi vị trí (Xem chi tiết file PDF đính kèm). Bảng dưới đây là ví dụ phần P3 - Khách hàng của bộ phận Account.
- 2 yếu tố còn lại là khía cạnh DOANH NGHIỆP & NHÂN VIÊN : Sẽ được đánh giá dựa trên các yếu tố từ sự phát triển cá nhân, teamwork, văn hoá, giá trị....(Tham khảo file PDF đi kèm). 2 khía cạnh này, mọi nhân viên và vị trí đều như nhau, trọng số mỗi phần 25%, 2 phần cộng lại 50%.
Xem xét bảng so sánh tổng quan, trong đó 2 ô màu vàng là cố định, như nhau ở mọi vị trí :
Khi xây dựng các tiêu chí KPIs để đánh giá chi tiết, chắc chắn sẽ có các câu hỏi đại loại như ĐÁNH GIÁ ĐẠT HAY KHÔNG Ở TRÊN TIÊU CHÍ NÀO, LIỆU CÓ CÔNG TÂM KHÔNG? Thì Brandsketer xin phép trả lời các bạn, khi đánh giá chất lượng tổng thể của 1 nhân sự đang làm việc tại công ty. Hr và BOD sẽ luôn bám sát sự thật, công tâm và công bằng trên các tiêu chí sau :
- Chính nhân viên/người lao động tự đánh giá về mình
- Quản lý trực tiếp của nhân viên đó xem nhân viên có chủ động, làm tốt không? Có cần phát triển thêm không?...
- Khách hàng đánh giá nhân viên này tham gia dự án có hoàn thành tốt công việc, yêu cầu của khách hàng hay không? Họ có hài lòng không?
- Bộ phận Hr đánh giá, đại diện cho doanh nghiệp, xem xét trên các khía cạnh như văn hoá, quy trình, quy định, quy chế, lộ trình phát triển, năng lực so với CV ban đầu.
- Đồng nghiệp xung quanh đánh giá trong quá trình làm việc, nhân viên đó teamwork có tốt không? Có đúng phương pháp làm việc không? Có gây mâu thuẫn hoặc mất thời gian, phiền hà cho các phòng ban khác không?
Đôi khi trong quá trình làm việc, có những tiêu chí nhân viên đó không đạt, nhưng nếu suy xét rằng nó không gây hậu quả, cũng không phát sinh vấn đề nào quá nghiệm trọng. Phía công ty hoàn toàn có thể bỏ qua. Tuy nhiên như đã nói ở phần 2, khía cạnh DOANH NGHIỆP & NHÂN VIÊN là rất quan trọng, bắt buộc phải có, nếu 1 nhân viên không đạt được 2 yếu tố này, chứng tỏ bạn và môi trường làm việc chưa thực sự phù hợp. Nếu cố gắng thương cảm ở lại, có thể văn hoá và giá trị công ty bị mai một hoặc gây rệu rã cho chính người lao động đó, dẫn đến hậu quả giảm chất lượng công việc phục vụ cho khách hàng
Tới đây, Brandsketer đã giới thiệu cho các bạn khá rõ ràng và chi tiết cách đánh giá và chính sách lương thưởng của công ty. Cũng như rất nhiều doanh nghiệp khác, Brandsketer luôn mong cầu có nhiều người tài/giỏi đến cống hiến/đồng hành cùng doanh nghiệp chinh phục nhiều thử thách lớn hơn. Tuy nhiên, "hạnh phúc của 1 nhân viên" có thể đến từ rất nhiều yếu tố, nhưng "hiểu nhau, rõ ràng về quyền lợi" là điều mà chúng tôi cho rằng tuyệt đối không thể thiếu. Bởi lẽ, trong quá trình làm việc, chúng ta có thể xung đột về bất cứ thứ gì, miễn đó không phải là quyền lợi cá nhân.
Hy vọng rằng, bài viết này sẽ giúp ích được cho quyết định của các bạn, dù có đồng hành được với nhau hay không. Đại diện cho cả tập thể Brandsketer, luôn chúc cho bạn có 1 sự nghiệp rạng ngời.
Trân trọng.
P/s : Thông tin thêm :
- Tổng quan về bảng giá, dịch vụ của công ty tại đây : LINK
- Các dự án công ty đã làm : LINK
- Các khoá học Marketing : LINK
- Lộ trình sự nghiệp 5 bước tại Brandsketer : (Xem chi tiết tại đây)
* Brands sẽ xác nhận lịch tư vấn trên Google Meet/Zoom qua Zalo bạn đăng ký.
Thông tin ứng tuyển
ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN