Trong cuộc sống nếu mọi thứ toàn màu hồng và hạnh phúc ắt có mấy ai hiểu rõ được giá trị mình đang tồn tại đúng không ? Mỗi người là 1 cá thể tách biệt và đặc biệt. Mỗi con người từ quá trình sinh đến tử đều được trải qua các cung bậc cảm xúc như Hỷ, Nộ, Ái, Ố. Các cung bậc cảm xúc theo thứ tự được hiểu là Hạnh phúc, Phẫn nộ, Thương Yêu, Thù Hận. Tuy nhiên, ở CC lần này mình chọn cung bậc cảm xúc tức giận để phân tích kèm theo kể lại các câu chuyện dựa trên trải nghiệm của mình. Góc nhìn nhận và cảm xúc mỗi người mỗi khác nhưng bằng sự chuẩn bị chu đáo cho buổi thuyết trình, mình hy vọng các thông tin mình cung cấp sẽ giúp ích thêm cho mọi người đặc biệt là những bạn hay nổi giận sẽ có nhìn nhận xử lí tình huống nhẹ nhàng hơn.
- Giận dữ là một cảm xúc phổ biến, có thể giải toả những tích tụ trong lòng, khiến bản thân đạt tới sự thoả mãn tức thời. Cách mỗi người giận dữ khác nhau. Có người nói những lời nặng nề, có người đậo phá đồ đạc, gào thét, có người tự hành hạ chính mình,...
- Tức giận là 1 dạng "Tự tổn thương". Mọi bệnh tật đều xuất phát từ tâm mà ra. Sự giận dữ, trên thực tế có tác động lớn gây hại đến các cơ quan nội tạng của một người. Thế nên, nóng giận là nguồn gốc của nhiều căn bệnh, thậm chí dần dần rút mòn sức khoẻ, sinh lực của một người bình thường.
1. Phiền nhiễu (Annoyance) - Sự tức giận nhẹ do sự phiền toát hoặc bất tiện gây ra
2. Cáu kỉnh (Frusration) - Một phản ứng đối với những thất bại lặp đi lặp lại trong quá trình vượt qua một trở ngại
3. Tức giận (Exasperation) - Sự tức giận gây ra bởi sự phiền nhiều lặp đi lặp lại
4. Phản đối (Argumentativeness) - Xu hướng hành động để gia tăng những bất đồng
5. Thù ghét (Bitterness) - Sự tức giận sau khi bị đối xử bất công
6. Trả đũa (Vengefulness) - Mong muốn trả đũa sau khi bị tổn thương
7. Phẫn nộ (Fury) - Cơn giận dữ không kiểm soát và bạo lực
Lưu ý đây là thang đo cảm xúc từ nhẹ đến mạnh, chứ không phải mức độ diễn biến cảm xúc trải qua từ nhẹ đến mạnh. Nhưng ở một số trường hợp vẫn có người được trải qua đầy đủ diễn biến cung bậc cảm xúc tăng dần trong một câu chuyện nào đó - như câu chuyện mình kể trong buổi CC được xem là ví dụ.
Chúng ta giận dữ là cảm xúc phản bác sự việc nào đó khiến chúng ta không hài lòng. Vậy hãy cùng mình đi qua 5 lí do có thể khiến chúng ta giận dữ bên dưới:
1. Bị tấn công, đe doạ
2. Bị lừa dối
3. Bị thất vọng, bất lực
4. Bị đối xử bất công
5. Không được tôn trọng
Chắc hẳn trong 5 lí do trên đã vài lần trong đời bạn đã gặp tình huống rồi đúng không ? Bạn có cảm thấy tức giận hay không ? Kể mình nghe với nha.
Nếu bạn đã nghe các câu chuyện về sự kì diệu sự lạc quan có thể đầy lùi bệnh tật thì sự tức giận cũng sẽ có sự ảnh hưởng đến sức khoẻ như hệ tuần hoàn, bệnh tiêu hoá, huyết áp cao, trầm cảm lo âu. Có một số người sẽ chọn 1 hình thức khác để tự đày đoạ chính bản thân mình như không ăn không ngủ, tìm đến bia rượu, chất kích thích,...
Chung quy những việc kể trên sẽ có tác động hại đến chúng ta và sẽ lớn dần nếu chúng ta không biết cách trì hoãn chúng
1. Hít thở sâu trong vòng 10 giây
2. Nghĩ kĩ trước khi nói
3. Chia sẻ với người khác
4. Tìm niềm vui
5. Hỏi chắc chắn trước khi nói
6. Xem lại bản thân
7. Thiền và đọc sách
Tức giận là 1 cảm xúc bất chợt để giải toả ở một thời điểm là 1 việc đúng đắn nhưng bạn cần biết giữ nó ở mức an toàn đủ để thể hiện cá tính bản thân vừa không bị ảnh hưởng sức khoẻ nhé.
Đọc thêm : Làm Digital cho Agency sướng hay khổ ? Đâu cũng là cái duyên
* Brands sẽ xác nhận lịch tư vấn trên Google Meet/Zoom qua Zalo bạn đăng ký.
Thông tin ứng tuyển
ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN